Thành phần: Acetaminophen
Công dụng:
Acetaminophen được dùng rộng rãi trong điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa.
- Đau: Acetaminophen được dùng giảm đau tạm thời trong điều trị các chứng đau nhẹ và vừa như đau do cảm cúm, nhức đầu, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do hành kinh, đau răng, đau nửa đầu.
- Sốt: Acetaminophen được dùng để giảm thân nhiệt ở bệnh nhân sốt do mọi nguyên nhân nhưng không làm giảm thân nhiệt ở người bình thường.
Cách dùng – liều dùng:
Cách dùng
- Thuốc dùng đường uống.
- Không được dùng acetaminophen để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn.
- Không dùng acetaminophen cho người lớn và trẻ em để tự điều trị sốt cao (trên 39.5°C), sốt kéo dài trên 3 ngày, hoặc sốt tái phát, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì sốt như vậy có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng cần được thầy thuốc chẩn đoán nhanh chóng.
Liều dùng
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều uống thường dùng 1 – 2 viên/lần, 4 – 6 giờ/lần. Tối đa là 8 viên/ngày.
- Trẻ em > 6 tuổi: 1/2 – 1 viên/lần, 4 – 6 giờ/lần nếu cần. Tối đa 4 liều/ngày.
- Suy thận: ở trẻ em: Clcr < 10ml/phút, khoảng cách giữa các liều uống cách nhau 8 giờ/lần.
- Người lớn: Clcr < 10 – 50ml/phút, khoảng cách giữa các liều uống cách nhau 6 giờ/lần. Clcr < 10ml/phút, khoảng cách giữa các liều uống cách nhau 8 giờ/lần.
- Suy gan: Dùng thận trọng, dùng liều thấp. Tránh dùng kéo dài.
Tác dụng không mong muốn
- Phản ứng da nghiêm trọng như hội chứng Stevens – Johnson, hội chứng Lyell, hội chứng hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính tuy hiếm xảy ra, nhưng có khả năng gây tử vong. Nếu thấy xuất hiện ban hoặc các biểu hiện khác về da, phải ngừng dùng thuốc và thăm khám thầy thuốc.
- Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Nếu thấy sốt, bọng nước quanh các hốc tự nhiên, nên nghĩ đến hội chứng Stevens – Johnson, phải ngừng thuốc ngay. Quá liều acetaminophen có thể dẫn đến tổn thương gan nặng và đôi khi hoại tử ống thận cấp. Bệnh nhân mẫn cảm với salicylat hiếm khi mẫn cảm với acetaminophen và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, acetaminophen đã gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.
- Ít gặp: Ban da, buồn nôn, nôn, loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu, bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
- Hiếm gặp: Hội chứng Stevens – Johnson, hội chứng hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Lyell, hội chứng mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính, phản ứng quá mẫn.
- Thông báo cho thầy thuốc tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Chống chỉ định của Tatanol
- Bệnh nhân mẫn cảm với acetaminophen hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Suy gan nặng.
Thận trọng khi sử dụng
- Phản ứng da nghiêm trọng có khả năng gây tử vong như hội chứng Stevens – Johnson (SJS), hội chứng hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN), hội chứng mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính (AGEP), hội chứng Lyell tuy hiếm nhưng đã xảy ra với acetaminophen. Bệnh nhân cần phải ngừng dùng thuốc và đi khám thầy thuốc ngay khi thấy phát ban hoặc các biểu hiện khác ở da hoặc các phản ứng mẫn cảm trong khi điều trị. Bệnh nhân có tiền sử có các phản ứng như vậy không nên dùng các chế phẩm chứa acetaminophen.
- Đôi khi có những phản ứng da gồm ban dát sần ngứa và mày đay; những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch, và những phản ứng kiểu phản vệ có thể ít khi xảy ra. Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất p – aminophenol, đặc biệt khi dùng kéo dài các liều lớn. Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng acetaminophen. Hiếm gặp mất bạch cầu hạt ở người bệnh dùng acetaminophen.
- Phải thận trọng khi dùng acetaminophen cho người bị suy gan, suy thận, người nghiện rượu, suy dinh dưỡng mạn tính hoặc bị mất nước. Tránh dùng liều cao, dùng kéo dài cho người bị suy gan.
- Phải dùng acetaminophen thận trọng ở bệnh nhân có thiếu máu từ trước vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù nồng độ cao ở mức nguy hiểm của methemoglobin trong máu.
- Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của acetaminophen, nên tránh và hạn chế uống rượu.
- Lái xe: Thuốc không gây ảnh hưởng khi lái xe và vận hành máy móc.
Thai kỳ
- Thời kỳ mang thai: Chưa xác định được tính an toàn của acetaminophen dùng khi thai nghén liên quan đến tác dụng không mong muốn có thể có đối với phát triển thai. Do đó, chỉ nên dùng acetaminophen ở phụ nữ có thai khi thật cần.
- Thời kỳ cho con bú: Nghiên cứu ở người mẹ cho con bú, dùng acetaminophen không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ nhỏ bú mẹ.
Tương tác thuốc
- Uống dài ngày liều cao acetaminophen làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Dữ liệu nghiên cứu còn mâu thuẫn nhau và còn nghi ngờ về tương tác này nên acetaminophen được ưa dùng hơn salicylat khi cần giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt cho bệnh nhân đang dùng coumarin hoặc dẫn chất indandion.
- Cần chú ý đến khả năng gây hạ thân nhiệt nghiêm trọng ở bệnh nhân dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt (như acetaminophen).
- Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ acetaminophen gây độc cho gan.
- Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của acetaminophen do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan. Nguy cơ acetaminophen gây độc tính gan gia tăng đáng kể ở bệnh nhân uống liều acetaminophen lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid. Thường không cần giảm liều ở bệnh nhân dùng đồng thời liều điều trị acetaminophen và thuốc chống co giật, tuy vậy, bệnh nhân phải hạn chế tự dùng acetaminophen khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.
- Probenecid có thể làm giảm đào thải acetaminophen và làm tăng thời gian bán thải trong huyết tương của acetaminophen.
- Isoniazid và các thuốc chống lao làm tăng độc tính của acetaminophen đối với gan.
Mua Tatanol 500mg ở đâu?
Bạn có thể mua Tatanol 500mg chính hãng tại nhà thuốc Vì Sức Khỏe theo một trong ba hình thức:
- Mua trực tuyến tại website: http://nhathuocvisuckhoe.com/
- Gọi tới tổng đài: 0982 659 190 (Dược sĩ đại học tư vấn)
- Tới trực tiếp Nhà thuốc đạt chuẩn GPP. Địa chỉ: 141 Nam Dư, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
Liên hệ trực tiếp tới nhà thuốc để được giá tốt nhất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.