HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN THUỐC GIẢM ĐAU TẠI CHỖ

Do tỷ lệ lạm dụng thuốc opioid ngày càng gia tăng cũng như do những cảnh báo về tính an toàn liên quan đến thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) gần đây nên các nhà thực hành bắt đầu quan tâm đến các tác nhân sử dụng tại chỗ nhiều hơn. Có vài yếu tố cân nhắc trước khi sử dụng một tác nhân tại chỗ như: loại đau, thời gian kéo dài, tính nhạy cảm ở da và dị ứng.

Một ưu điểm lớn của thuốc giảm đau tại chỗ là được phân bố tại chỗ và giảm đáng kể các tác dụng phụ toàn thân. Luôn luôn ghi nhớ rằng phải tư vấn cho bệnh nhân sử dụng đúng cách và xem xét các lưu ý trên lâm sàng.

Bảng dưới đây hướng dẫn cách lựa chọn tác nhân giảm đau tại chỗ với các nhóm bệnh nhân khác nhau.

Tác nhân tại chỗ Ưu điểm Nhược điểm Lưu ý trên lâm sàng
Diclofenac/ các dạng hợp chất (ketoprofen, ibuprofen, piroxicam…) 1-5 -Giảm nguy cơ gặp phải tác động toàn thân so với dùng NSAID đường uống (cụ thể là tác động trên dạ dày-ruột) – Đã có bằng chứng cho thấy hiệu quả tương đương đường uống trong điều trị viêm xương khớp và đau cơ xương cấp tính – Tăng nguy cơ bị các tác động trên da – Đắt tiền hơn NSAID đường uống – Có hiệu quả trong giảm đau tại chỗ hoặc nếu lo ngại gặp phải các tác động toàn thân. – Pennasaid và Voltaren được FDA chấp thuận trong điều trị viêm xương khớp – Flector được chấp thuận trong điều trị bong gân cấp tính – Không dùng chung các NSAID tại chỗ và đường uống – Dimethyl sulfoxide (DMSO, một dung môi phân cực aprotic) được dùng trong các dung dịch diclofenac  giúp cải thiện hấp thu
Miếng dán lidocaine 7, 8 – Có thể lợi trong đau thần kinh – Nồng độ trong máu rất thấp nên ít tác động toàn thân – Bằng chứng về hiệu quả trong đau thần kinh còn hạn chế – Gây kích ứng da ở những bệnh nhân có da nhạy cảm – Tiềm ẩn nguy cơ độc tính hoặc tử vong nếu không được tư vấn sử dụng đúng cách – Điều trị đầu tay ở bệnh nhân không dung nạp thuốc đường uống – Điều trị đầu tay ở những bệnh nhân có lo ngại về các phản ứng toàn thân – Miếng dán 5% được FDA chấp thuận và là thuốc kê đơn – Miếng dán 4% là OTC với liều thay đổi
Capsaicin 2,6 – Có thể hiệu quả trong viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp – Có thể hiệu quả trong đau thần kinh do zona và bệnh thần kinh liên quan tới HIV – Tác động toàn thân hiếm gặp – Có thể gây các phản ứng hoặc kích ứng da tại chỗ – Cần phải dùng nhiều lần mỗi ngày   -Bắt đầu với liều thấp và tăng liều lên do khả năng dung nạp – Tư vấn cho bệnh nhân rằng có thể cần 2-4 tuần để có hiệu quả hoàn toàn. Rửa tay sau khi thoa thuốc, tránh dùng đồng thời với các túi chườm nóng.
Tinh dầu bạc hà (menthol), long não (camphor)… 2-9 -Có lợi trong đau nhẹ ngắn hạn – Có chế phẩm OTC (Bengay, Icy Hot…) -Không dùng trong tình trạng cấp hoặc mạn tính – Salicylat tại chỗ không hiệu quả trong viêm xương khớp -Tư vấn cho bệnh nhân rửa tay sau khi thoa thuốc
Các tác nhân khác: Thiết bị TENS (Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation: kích thích thần kinh bằng dòng điện qua da), băng dán trị liệu kinesio -Thiết bị TENS và băng dán được cho là an toàn -Bằng chứng về hiệu quả băng dán còn hạn chế – Thỉnh thoảng có các báo cáo về việc kích ứng tại chỗ hoặc có phản ứng dị ứng với băng dán – Các bằng chứng ở thiết bị TENS vẫn còn tranh cãi và chưa kết luận được – Tư vấn cho bệnh nhân không dùng các sản phẩm này trên vùng da tổn thương

Nguồn: Thongtinthuoc.com

Tác giả

DS Lan Phương: Dược sĩ đại học Dược Hà Nội. Chịu trách nhiệm chuyên môn cho hệ thống nhà thuốc Vì Sức Khỏe