ĐIỀU TRỊ NGHÉN NẶNG TRONG THAI KỲ

ĐIỀU TRỊ NGHÉN NẶNG TRONG THAI KỲ

GIỚI THIỆU

Buồn nôn và nôn là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 50% đến 90% phụ nữ mang thai. Phụ nữ thường bị ảnh hưởng trong ba tháng đầu của thai kỳ, thường trong khoảng từ 6 – 8 tuần đầu thai kỳ. Buồn nôn và nôn có xu hướng giảm dần sau tuần thứ 12 và hiếm khi kéo dài đến 3 tháng giữa thai kỳ. Chỉ có 1% phụ nữ mang thai sẽ tiếp tục phát triển các triệu chứng đủ nghiêm trọng để đảm bảo chẩn đoán chứng nghén nặng cần điều trị tại bệnh viện.

Những triệu chứng thường gặp:

• Ói mửa liên tục.

• Giảm cân> 5% trọng lượng trước khi mang thai.

• Mất nước.

• Rối loạn điện giải.

• Tăng ketone trong máu.

Một biến chứng nghiêm trọng của chứng nghén nặng là bệnh não Wernicke.

ĐIỀU TRỊ

1.Thay đổi lối sống

• Tránh các tác nhân có khả năng làm trầm trọng thêm buồn nôn và nôn, bao gồm một số loại thức ăn hoặc mùi nhất định.

• Nên ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên. Thực phẩm khô được khuyến cáo. Nên uống nhiều nước.

• Hạn chế ăn thực phẩm béo và chế độ ăn nhiều carbohydrates do có nguy cơ làm tăng nặng thêm tình trạng nghén. Chế độ ăn ít carbohydrate và hàm lượng protein cao có thể làm giảm nguy cơ buồn nôn và nôn.

• Uống 400mcg acid folic 400 mỗi ngày được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ mang thai trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ

2. Sử dụng thuốc chống nôn

Thuốc chống nôn là chìa khóa để điều trị thành công chứng nghén nặng. Nhiều nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả còn thiếu, nhưng vẫn có nhiều kinh nghiệm sử dụng các thuốc này trong thai kỳ. Có những tác dụng phụ khác nhau giữa các loại thuốc vì vậy nên xem xét trước khi lựa chọn một thuốc nào đó.

Các loại thuốc sau đây có thể được sử dụng trong thai kỳ với liều chuẩn để điều trị buồn nôn và nôn mửa:

• Thuốc đối kháng thụ thể H1: cyclizine và promethazine.

• Thuốc thuộc nhóm Phenothiazin: prochlorperazine và chlorpromazine.

• Thuốc đối kháng Dopamine: metoclopramide và domperidone.

• Thuốc đối kháng thụ thể 5-Ht3: ondansetron.

3. Bổ sung dịch truyền

• Những dịch truyền có thể lựa chọn gồm natri clorid 0,9% và dung dịch tiêm Hartmann (sodium lactate).

• Tránh sử dụng dịch truyền chứa glucose vì glucose có thể làm nặng thêm bệnh não Wernicke ở những bệnh nhân bị thiếu thiamine.

• Hạ natri máu là kết quả của việc nôn liên tục, vì vậy cần bổ sung từ từ, nếu bổ sung nhanh có thể tăng nguy cơ rối loạn thần kinh.

• Hạ kali máu cũng cần được hiệu chỉnh, sử dụng 40mmol kali (K+) cho mỗi lít dịch truyền tương thích.

• Cân bằng chất lỏng và điện giải nên được đánh giá thường xuyên và hiệu chỉnh khi thích hợp.

4. Thiamine (vitamin B1)

Bệnh não Wernicke có thể được ngăn ngừa và điều trị bằng cách thay thế thiamine. Thiamine có sẵn dưới dạng chế phẩm uống và truyền tĩnh mạch. Thiamin nên được chỉ định ở những phụ nữ bị nôn mửa liên tục

• Thiamin đường uống hấp thu kém vì vậy nên chia nhỏ liều để cải thiện sự hấp thu.

• Uống 25-50mg thiamine hai đến ba lần một ngày.

• Nếu bệnh nhân không đáp ứng với thiamine đường uống, nên sử dụng chế phẩm vitamin B truyền tĩnh mạch, ví dụ: Pabrinex®.

5. Corticosteroid

Bằng chứng cho việc sử dụng corticosteroid đang còn nhiều tranh luận. Sử dụng steroid toàn thân có liên quan đến nguy cơ hở hàm ếch thai nhi trong một số nghiên cứu. Tuy nhiên, không có bằng chứng kết luận việc gia tăng nguy cơ hở hàm ếch ở trẻ tiếp xúc với steroid trong tử cung. Việc chỉ định corticosteroid nên được lựa chọn là điều trị cuối cùng khi các liệu pháp khác thất bại. Điều trị corticosteroid nên ngưng sau 3 ngày nếu không thấy cải thiện lâm sàng. Nếu điều trị bằng corticosteroids thành công, nên tiếp tục ở liều thấp nhất để kiểm soát triệu chứng và trong thời gian ngắn nhất có thể. Thuốc điển hình cho chỉ định này là hydrocortisone IV 100mg hai lần mỗi ngày, sau đó là prednisolone PO 40-50mg một lần mỗi ngày khi các triệu chứng cải thiện, liều uống sau đó sẽ giảm dần.

6. Pyridoxine (vitamin B6)

Có rất ít bằng chứng cho thấy pyridoxine có lợi cho phụ nữ bị buồn nôn và nôn trong thai kỳ.

7. Gừng

• Gừng đã được sử dụng trong nhiều năm để điều trị buồn nôn và nôn do thai nghén. Tuy nhiên, bằng chứng cho sử dụng gừng luôn bị hạn chế.

• Gừng giảm tần suất buồn nôn và nôn so với giả dược.

• Phần lớn các thử nghiệm sử dụng tối đa 1g gừng mỗi ngày (thường là liều chia 250mg bốn lần một ngày) là an toàn và hiệu quả.

• Bánh quy gừng cũng được tìm thấy để giảm buồn nôn ở phụ nữ mang thai khi so sánh với giả dược.

Các phương pháp điều trị không dùng thuốc:

• Châm cứu

• Bấm huyệt

• Thôi miên

• Thư giãn cơ liên tục (kết hợp với liệu pháp chống nôn).

Tài liệu tham khảo:

Philip Wiffen, Marc Mitchell, Melanie Snelling, Nicola Stoner (2017), Oxford Handbook of Clinical Pharmacy, © Oxford University Press 2017, page 513-514-515

Ths.Ds. Đặng Thị Thuận Thảo

Khoa Dược – Bệnh viện Từ Dũ

Tác giả

DS Lan Phương

Dược sĩ đại học Dược Hà Nội. Chịu trách nhiệm chuyên môn cho hệ thống nhà thuốc Vì Sức Khỏe

See all author post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are makes.

0982.659.190